Bệnh viêm khớp: triệu chứng và điều trị

0
1724
benh viem khop trieu chung va dieu tri

Bệnh viêm khớp: triệu chứng và điều trị

 

Viêm xương khớp là một bệnh về khớp, thường thì ảnh hưởng tới các sụn. Trong đó vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp. Đối với người bị viêm khớp thường có triệu chứng đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Và cần có biện điều trị thích hợp trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng như vôi hóa cột sống, giảm khả năng hoạt động, và nặng hơn có thể gây ra liệt.

benh viem khop trieu chung va dieu tri (2)

Bệnh viêm khớp: triệu chứng và điều trị (ảnh minh họa 1)

 

* Triệu chứng bệnh viêm khớp

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hoá). Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nên thấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động. Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp, dính khớp và vòng lẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn! Điểm qua cụ thể các triệu chứng:

  • Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập,càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn .
  • Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường chúng ta có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường
  • Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi bạn vận động. Bạn cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
  • Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
  • Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp khiến chúng ta có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
  • Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên.
  • Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống.

 

 * Biện pháp điều trị bệnh xương khớp

1- Phương pháp thứ nhất: Sử dụng các bài thuốc tự nhiên lưu truyền trong dân gian
Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh xương khớp, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ với bệnh, chỉ cho là đau đơn giản. Ban đầu, người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền trong dân gian như sử dụng mật gấu, dầu nóng, đinh lăng, chườm nóng, chườm lạnh… xoa bóp nhằm giảm thiểu các cơn đau

– Ưu điểm: Đều sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao, các nguyên liệu đều dễ tìm với chi phí thấp.

– Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài; các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm và dễ thành mãn tính.

2- Phương pháp thứ hai: Chữa bệnh xương khớp tại các chuyên khoa, bệnh viện

Quá trình điều trị dài bằng các phương pháp tự nhiên không có hiệu quả dẫn đến tình trạng người bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn bệnh lý phức tạp hơn. Trong tâm trạng đó, người bệnh thường đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Một thực tế tại các bệnh viện Việt Nam là tình trạng quá tải bệnh nhân khiến thời gian thăm khám cho mỗi người bệnh thường rất ngắn. Bác sĩ thường ít căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mà chủ yếu dựa vào các kết quả chụp chiếu của máy móc, kết luận bệnh và kê đơn thuốc để bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Hiện nay, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc sau: Voltaren, Korulac, Mobic, Paracetamol, Artrodar, Diclofenac, Arcoxia, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Bonlutin…

benh viem khop trieu chung va dieu tri (1)

Bệnh viêm khớp: triệu chứng và điều trị (ảnh minh họa 2)

– Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập. Bệnh thường thuyên giảm nhanh do phần lớn các thuốc bác sĩ kê là thuốc giảm đau, kháng viêm.
– Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh, những thuốc này có tác dụng tức thời, do thuốc giảm đau gây tê liệt hệ dây thần kinh khu vực khớp bị đau, làm cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày, bệnh nhân thường lầm tưởng bệnh của mình đã khỏi. Do đó, bệnh nhân thường ngưng sử dụng thuốc, người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày. Quá trình này thường không kéo dài lâu vì khi hàm lượng dược lý của thuốc trong cơ thể hết dần, các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm.

3- Phương pháp thứ ba: Chữa bệnh xương khớp bằng thảo dược Đông Y

Ngày nay với sự phát triển tiên tiến của công nghệ phân tích cũng đi theo đó là sự phát triển của y học cổ truyền, rất nhiều bệnh tưởng chừng như với Tây y là bài toán khó thì ngược lại với Đông y lại hoàn toàn có thể chữa được.

Lưu ý:

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người khác.

Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể sống chung với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc tập không đau. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.

Lê Khánh (ST)

ĐỂ LẠI MỘT Ý KIẾN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây